Proxy là gì? Proxy server là gì ?
Proxy đóng vai trò là cánh cửa để kết nối người dùng và Internet. Nó là hệ thống máy tính hoặc một Router được tách biệt kết nối giữa người gửi và người nhận. Proxy có IP riêng và một cổng truy cập cố định.
Ví dụ: Một Proxy server address là 77.71.0.149:8080 thì địa chỉ IP 77.71.0.149 và cổng truy cập 8080.
Với nhiệm vụ giống như bộ lọc web và tường lửa, máy chủ Proxy thực hiện việc cung cấp các kết nối mạng chia sẻ, dữ liệu của bộ nhớ cache nhằm phục vụ cho mục đích tăng tốc các yêu cầu truy cập.
Proxy server có khả năng cung cấp sự bảo mật và các chức năng khác nhau, tùy thuộc vào chính sách thiết lập của người dùng.
Các tính năng của Global Proxy Server là gì?
Máy chủ Proxy mang đến nhiều tính năng quan trọng như:
- Tường lửa và Filtering
Máy chủ Proxy làm việc tại lớp Application (đây là lớp 7 của mô hình tham chiếu OSI), và có tính năng lọc ứng dụng độc lập. Nếu được cấu hình đúng, Proxy server sẽ nâng cao độ bảo mật, cũng như hiệu suất mạng internet. Có thể nói, Proxy có thể thực hiện nhiều khả năng bảo mật cao mà tường lửa thông thường không cung cấp.
- Chia sẻ kết nối
Máy chủ Proxy cung cấp giải pháp mở rộng và hiệu quả cho việc truy cập Internet. Nó thay thế cho hành động gán mỗi máy khách với một kết nối internet trực tiếp. Nhờ có Proxy, toàn bộ các kết nối bên trong đều qua một hoặc nhiều proxy, sau đó, chúng lần lượt được nối kết ra ngoài.
- Caching
Có 3 phương pháp caching website, cải thiện chất lượng của mạng internet nhờ vào Proxy server là:
- Cải tiến băng thông, đồng thời, tăng khả năng mở rộng.
- Tăng khả năng phản hồi đến các máy khách.
- Tăng khả năng phục vụ các truy cập ngay cả khi offline.
>>Xem thêm : Cloud Server Là Gì? Thông Tin Về Các Cloud Server
Sự vận hành của Proxy là gì?
Khi có một yêu cầu truy cập web từ máy khách chuyển đến, đầu tiên, nó sẽ đến máy chủ Proxy. Tại Proxy server, dữ liệu sẽ được hệ thống xử lý theo yêu cầu và thu thập các phản hồi từ web server. Sau đó, tất cả dữ liệu được trả về và hiển thị trên trình duyệt của người dùng.
Bên cạnh đó, Proxy server còn thực hiện mã hóa dữ liệu để chúng không bị đọc trong quá trình vận chuyển. Nhờ thế, Proxy có khả năng ngăn chặn được các truy cập bất hợp pháp dựa trên địa chỉ IP.
Phân loại Proxy server
Máy chủ Proxy được chia thành 4 loại sau:
- Transparent Proxy (Proxy trong suốt)
Trong quá trình vận hành, Transparent Proxy thực hiện việc khai thác địa chỉ IP và xác định các yêu cầu truy cập web. Proxy trong suốt này thường được các doanh nghiệp, trường học, thư viện công cộng sử dụng, nhằm mục đích lọc nội dung nhờ cách thức thiết lập chúng trên hệ thống máy khách – máy chủ rất dễ.
- Anonymity Proxy (Proxy ẩn danh)
Anonymity Proxy không thực hiện chuyển địa chỉ IP tới website nên nó có khả năng tăng cường bảo mật, ngăn chặn các hành vi đánh cắp thông tin, hoặc lưu lại thói quen duyệt web của người dùng. Đồng thời, Proxy ẩn danh còn giúp ngăn chặn website phân phát các nội dung quảng cáo dựa trên vị trí của người dùng Internet.
- Distorting Proxy (Proxy mạo danh)
Distorting Proxy cũng hoạt động tương tự Anonymity Proxy. Đó là nó bảo mật IP người truy cập Internet thông qua việc gửi một địa chỉ IP sai cho máy chủ web. Nhờ thế, người dùng có thể truy cập vào website bị chặn, bằng cách xuất hiện ở một vị trí khác với địa điểm thực tế.
- High Anonymity Proxy (Proxy ẩn danh cao)
Đây là loại Proxy an toàn nhất khi truy cập web. Cụ thể, định kỳ High Anonymity Proxy sẽ thay đổi địa chỉ IP xuất hiện trên máy chủ web. Vì thế, web server rất khó khăn trong việc theo dõi chủ nhân của lưu lượng truy cập.
>>Xem thêm: HAProxy with SSL Pass-Through
Ưu điểm của Proxy là gì?
Có khá nhiều ưu điểm để các cá nhân và tổ chức lựa chọn sử dụng Proxy server là:
- Kiểm soát quá trình sử dụng internet: Khi máy chủ Proxy được thiết lập trong hệ thống mạng của doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, người quản trị dễ dàng giám sát việc truy cập internet của các thành viên. Bên cạnh đó, nhờ có cơ chế bảo mật tốt, Proxy sẽ từ chối truy cập vào các website đã được quản trị viên thiết lập. Điều này giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, hoặc các bậc phụ huynh dễ dàng hạn chế trẻ em truy cập các website không mong muốn.
- Tiết kiệm băng thông, tăng tốc độ: Máy chủ Proxy có tính năng sao lưu bộ nhớ cache nên nó dễ dàng tiếp nhận, xử lý hàng nghìn lượt truy cập tại cùng thời điểm. Tất nhiên, điều này không chỉ giúp tốc độ truy cập được cải thiện, mà còn tiết kiệm băng thông đáng kể.
- Tăng sự bảo mật: Bạn dễ dàng sử dụng Proxy server để duyệt Internet riêng tư mà không sợ bị lưu lại dấu vết. Bằng cách, cấu hình proxy cho phép mã hóa các yêu cầu truy cập web để giao dịch của bạn không bị đọc bởi người khác. Ngoài ra, thông qua máy chủ Proxy, bạn còn tránh được các website độc hại.
- Truy cập được các tài nguyên bị chặn: Bằng cách đăng nhập máy chủ Proxy ở vị trí khác sẽ giúp bạn có thể khai thác được các tài nguyên từ những trang web bị chặn.
Nhược điểm của Proxy Server Address là gì?
Mặc dù khá hữu ích nhưng Proxy server vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Tốc độ truy xuất chậm hơn thực tế: Xảy ra tình trạng này là do các truy xuất phải thông qua máy chủ Proxy thay vì truy xuất trực tiếp.
- Nguy cơ bị tấn công: Thực tế, có một số máy chủ Proxy do hacker lập để phục vụ cho các mục đích xấu. Vì vậy, nếu bạn vô tình sử dụng máy chủ này thì nguy cơ bị tấn công rất cao.
- Có thể phải sử dụng một Proxy khác nhau cho từng nghi thức: Vì máy chủ Proxy bắt buộc phải hiểu nghi thức để xác định các hành động được phép hay không. Do đó, đôi khi, bạn phải cần một Proxy cho từng nghi thức cụ thể.
- Khi chưa có Proxy cho dịch vụ mới thì bạn rất khó khăn để đưa chúng vào hệ thống. Lúc này, cách tối ưu nhất là đặt nó bên ngoài tường lửa. Vì nếu đặt trong hệ thống thì có thể trở thành lỗ hỏng bảo mật.
Điểm khác nhau giữa NAT và Proxy là gì?
Như chia sẻ ở phần trên, Proxy server là đại diện cho các máy tính của người dùng khi truy cập hệ thống. Trong khi đó, NAT lại có chức năng là làm thay đổi địa chỉ gốc của traffic. Ngoài ra, thêm một điểm khác nhau nữa của NAT và Proxy, đó là NAT hoạt động trên lớp mạng (lớp 3) và Proxy hoạt động trên tầng giao vận hoặc cao hơn (tối thiểu lớp 4).
Hướng dẫn cài đặt Proxy server
Cách cài đặt máy chủ Proxy như sau:
- Hướng dẫn cài đặt Proxy cho Firefox
- Bước 1: Bạn mở mục Menu trên thanh công cụ và chọn Option.
- Bước 2: Di chuyển xuống cuối cùng, chọn Connection Setting, chọn tiếp Manual proxy configuration. Sau đó, bạn điền các thông tin sau:
HTTP Proxy hoặc HTTPS Proxy: Địa chỉ IP, cổng Port của HTTP Proxy.
- Hướng dẫn cài đặt Proxy cho Chrome
- Bước 1: Bạn mở trình duyệt Chrome, click chọn phần Cài đặt.
- Bước 2: Khi cửa sổ phần Cài đặt xuất hiện, bạn chọn Hiển thị cài đặt nâng cao. Sau đó, bạn di chuyển đến xuống dưới cùng.
- Bước 3: Bạn nhấn vào mục Thay đổi thiết lập prox. Click tiếp Connections và click LAN settings để hoàn tất.
>>Xem thêm: HAProxy Là Gì? Các thuật ngũ Và ứng dụng cân bằng tải của HAProxy
Trên đây là chia sẻ và hướng dẫn của Hosting Việt về Proxy là gì và cách cài đặt chúng trên các trình duyệt phổ biến. Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn thông tin hữu ích trong việc bảo mật quá trình trải nghiệm Internet & góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!