HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Nguyên Nhân Và Cách Làm Giảm Thời Gian Phản Hồi Của Máy Chủ (TTTB)

Tư vấn dịch vụ - Các dịch vụ Cloud, Server, Hosting & Phần mềm | 2024-01-19 14:07:47+07

Giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB) luôn là vấn đề được chủ sở hữu website, nhà phát triển web quan tâm. Vì dù khi đã tối ưu các nguồn tài nguyên nhưng website có tốc độ phản hồi chậm, thì nó vẫn bị Google đánh giá thấp. Để tránh tình trạng này, bạn nên áp dụng một số cách giúp cải thiện tốc độ phản hồi của máy chủ, góp phần tăng vị trí xếp hạng trên kết quả của các công cụ tìm kiếm. 

Giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB) là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách tăng tốc độ website, bạn cần biết khái niệm về thời gian phản hồi của máy chủ là gì. 

Thời gian phản hồi của server là khoảng thời lượng cần thiết để trang web tải tài liệu HTML từ máy chủ, và hiển thị nội dung trên máy khách. Khi máy chủ tiêu tốn nhiều thời gian để nội dung được xuất hiện, thì trang tài liệu HTML cũng mất nhiều thời gian tương ứng để có thể hoàn tất quá trình tải. Khi tài liệu HTML không được tải, trình duyệt sẽ không nhận biết được tài nguyên mà máy khách yêu cầu, nhằm phục vụ cho mục đích hiển thị đúng thông tin.

Thời gian phản hồi này còn được gọi là Time to First Byte (viết tắt là TTFB). TTFB được các công cụ tìm kiếm đánh giá tốt khi nó không quá 0,2s. Dưới 0,1s là con số thời gian cực kỳ lý tưởng, còn trên 0,5s được xem là khá tệ. Vì thế, giảm thời gian phản hồi của máy chủ là phương pháp nhằm cải thiện chỉ số TTFB để có thể đạt mức 0,2s trở xuống.

Nguyên nhân khiến thời gian phản hồi của máy chủ chậm

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc máy chủ phản hồi chậm. Cụ thể là:

Dịch vụ máy chủ hosting yếu 

Đây là nguyên nhân thường gặp của các website khiến trang mất nhiều thời gian để phản hồi. Khi cấu hình của máy chủ host không đủ mạnh nhưng lại chứa quá nhiều website, cùng với kỹ thuật tối ưu chưa đúng, ... sẽ gây nên tình trạng quá tải.

Khi máy chủ host xảy ra tình trạng quá tải, bạn có thể biết được thông qua theo dõi trên WHM hoặc cPanel, hay nhận thấy tốc độ của server bị chậm hơn.

Do đó, trong trường hợp này, một dịch vụ hosting dành riêng cho website của bạn chính là giải pháp cần thiết.

Máy chủ ở vị trí địa lý quá xa

Khoảng cách giữa máy chủ web với máy chủ test xa, dẫn đến đường truyền có kết nối thiếu ổn định. Nguyên nhân này cũng rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là các kết nối mạng quốc tế.

Chưa tối ưu mã nguồn website 

Các dữ liệu dạng tĩnh của website như HTML, hình ảnh, JS, CSS, web fonts không được tối ưu sẽ làm tăng thời gian phản hồi của máy chủ. Bởi, mã nguồn website quá nhiều dẫn đến quá tải khi xử lý dữ liệu. Đối với các website lớn, nhiều người truy cập thì tình trạng này có thể dẫn đến tắt nghẽn đường truyền. 

Thiếu bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm đóng vai trò hỗ trợ, rút ngắn thời gian hiển thị nội dung trên trình duyệt. Do đó, khi thiếu bộ nhớ đệm thì thời gian máy chủ phản hồi sẽ lâu. Điều này cùng đồng nghĩa trình duyệt sẽ liên tục thực hiện gửi yêu cầu đến máy chủ để được cung cấp dữ liệu. Cuối cùng, hệ quả tất yếu là làm tăng thời gian chờ của máy khách. Ngược lại, khi có bộ nhớ đệm, trình duyệt chỉ việc truy cập qua bộ nhớ trung gian và phản hồi kết quả cho máy khách.

Chưa cache dữ liệu website

Như đã đề cập ở trên, bộ nhớ cache giúp tăng tốc độ tải của trang web do trình duyệt sẽ lấy dữ liệu HTML đã lưu trữ sẵn, bỏ qua các thao tác lặp lại chu trình gửi yêu cầu đến máy chủ. Vì thế, khi dữ liệu chưa được cache thì thời gian phản hồi của máy chủ sẽ bị ảnh hưởng. 

Khi đã biết được nguyên nhân máy chủ chậm phản hồi, tiếp đến, Hosting Việt sẽ hướng dẫn bạn cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB).

Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB)

Sau đây là một số cách giúp cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ.

- Chọn nhà cung cấp dịch vụ máy chủ host uy tín, chuyên nghiệp

Thay vì sử dụng máy chủ host rẻ nhưng yếu thì bạn hãy đầu tư thêm một khoản phí để được dùng dịch vụ chất lượng hơn, và nâng cấp máy chủ web. Điều này giúp giảm thời gian phản hồi của máy chủ.

- Tận dụng bộ nhớ đệm cache

Bộ nhớ đệm cache là cách tốt để cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ. Vì khi người truy cập thao tác trên trang web, hay di chuyển đến các trang con thì máy chủ phải thực hiện hành động tải lại trang. Lúc đó, tất cả dữ liệu cũng được tải lại nhiều lần. Điều này dẫn đến việc mất nhiều thời gian để tải trang. Do đó, thay vì liên tục gửi yêu cầu đến máy chủ, bạn hãy sử dụng cache để lưu dữ liệu vào bộ nhớ của trình duyệt web.

- Tối ưu máy chủ web

Đây là một trong những cách hữu hiệu để giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB). Để tối ưu máy chủ web, bạn dùng 2 phần mềm máy chủ thông dụng là Apache và Nginx. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách định dạng cấu hình phần mềm để xác định được giới hạn bộ nhớ đệm trên trình duyệt, nhằm cải thiện tốc độ tải trang.

- Tối ưu cơ sở dữ liệu

Bạn có thể thực hiện tối ưu tài nguyên của website bằng cách sau:

- Viết code chuẩn

Code được viết chuẩn, súc tính và rõ ràng sẽ góp phần cải thiện tốc độ phản hồi của máy chủ. Để thực hiện việc này, bạn tiến hành loại bỏ các code dư thừa trong CMS/shopping cart. Bên cạnh đó, hạn chế hoặc không nhúng trực tiếp cấu hình CSS vào từng trang con. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các file.css riêng và đưa người dùng đến những file này.

- Cấu hình các phần CSS rõ ràng

Chia và cấu hình rõ ràng, rành mạch các phần CSS thông qua việc thiết lập một stylesheet để lưu các nội dung chung, tiếp đến tạo nhiều stylesheet riêng ứng với từng trang web như trang chủ, trang tin tức, trang sản phẩm... Điều này giúp rút ngắn thời gian phản hồi của máy chủ, và trình duyệt sẽ nhanh chóng hiển thị các thông tin theo yêu cầu của người truy cập.

- Sử dụng phần mềm máy chủ web 

Hai phần mềm máy chủ web nổi tiếng là Apache và Nginx được nhiều người sử dụng cho website để giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB). Vì thế, bạn nên tận dụng chúng nhằm cải thiện tốc độ tải của website. Tất nhiên, mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm và tùy theo nhu cầu, khả năng mà bạn chọn cho mình loại phù hợp nhất.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp, bạn đã biết được nguyên nhân và cách làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí, nhanh chóng nhé!


Bài viết khác