NGINX là gì?
NGINX là một loại web server mã nguồn mở. Với kiến trúc event-driven (hướng sự kiện) phi đồng bộ (asynchronous), NGINX đã nhanh chóng chứng tỏ hiệu quả vượt trội so với Apache. Hơn nữa, nhờ vào khả năng của máy chủ http, nginx cũng có thể hoạt động như một reverse proxy, load balancer, mail proxy và HTTP cache.
NGINX là web server mã nguồn mở
Lịch sử phát triển của Nginx
NGINX được phát triển bởi Igor Sysoev - một kỹ sư phần mềm người Nga. Phiên bản đầu tiên của NGINX ra mắt vào năm 2004. Ban đầu, NGINX được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề "C10k problem". Qua các năm, NGINX đã không ngừng phát triển và cải tiến, trở thành một trong những phần mềm máy chủ web phổ biến nhất trên thế giới.
Hướng dẫn các bước để cài đặt NGINX
Để cài đặt NGINX, bạn có thể thực hiện theo 2 cách, có thể cài đặt từ source hoặc dùng gói (package) dựng sẵn.
Cahcs cài đặt theo gói sẽ nhanh hơn, nhưng cài đặt từ source thì bạn sẽ có thể cài đặt thêm những module khác giúp NGINX mạnh hơn và có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của ứng dụng.
Để cài đặt một gói Debian dựng sẵn, bạn chỉ cần làm duy nhất 1 điều là:
sudo apt-get update
sudo apt-get install nginx
Sau khi kết thúc quá trình cài, nếu muốn kiểm tra xem mọi thứ ok chưa, bạn có thể check bằng cách chạy lệnh dưới đây để hiển thị phiên bản NGINX vừa được cài đặt.
sudo nginx -v
nginx version: nginx/1.18.2
Web server mới sẽ được cài đặt tại /etc/nginx/ . Trong thư mục này, bạn sẽ thấy nhiều thư mục và tập tin, bạn cần chú ý tới tệp tin nginx.conf và thư mục sites-available.
Các chức năng nổi bật của máy chủ Nginx
Dưới đây là các tính năng nổi bật của máy chủ http Nginx:
- Có thể xử lý cùng lúc hơn 10000 kết nối với bộ nhớ thấp
- Phục vụ tập tin tĩnh và lập chỉ mục tập tin
- Hỗ trợ trong việc tăng tốc với bộ nhớ đệm của uwsgi, FastCGI, SCGI, và các máy chủ memcached.
- Tăng tốc reverse proxy bằng bộ nhớ đệm (cache), cân bằng tải đơn giản và khả năng chịu lỗi.
- Kiến trúc modular, tăng tốc độ nạp trang bằng nén gzip tự động.
- Hỗ trợ mã hoá TLS và SSL.
- Cấu hình linh hoạt; lưu lại nhật ký truy vấn
- Rewrite URL (URL rewriting) dùng regular expressions
- Chuyển hướng lỗi 3XX - 5XX
- Hạn chế tỷ lệ đáp ứng truy vấn
- Giới hạn số kết nối đồng thời hoặc các truy vấn từ 1 địa chỉ
- Khả năng nhúng mã PERL
- Hỗ trợ WebSockets
- Hỗ trợ và tương thích với IPv6
- Hỗ trợ truyền tải file FLV và MP4
Các tính năng nổi bật của máy chủ mail proxy của Nginx:
Những phương pháp xác thực:
- POP3: APOP, USER/PASS, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
- SMTP: AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
- IMAP: LOGIN, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
- Hỗ trợ SSL, STLS và STARTTLS.
Cách hoạt động của Nginx
- Cơ bản thì Nginx hoạt động tương tự như các web server khác, chỉ duy nhất có sựa khác biệt ở chỗ nó hoạt động theo dạng kiến trúc bất đồng bộ, theo hướng sự kiện để nhằm dùng ít bộ nhớ và tăng khả năng chạy đồng thời.
- Cụ thể, Nginx quản lý các threads tương đồng với nhau trong cùng một tiến trình - process, mỗi process sẽ gồm nhiều thực thể nhỏ hơn, Worker Connections sẽ có nhiệm vụ xử lý tất cả các threads đó.
- Các Worker Connections sẽ là bộ phận gửi yêu cầu cho Worker Process, Worker Process lại gửi cho Master Proxess, lúc này Master Proxess sẽ đáp ứng những yêu cầu về cho người dùng, vì vậy Worker Connections có thể xử lý được hàng ngàn yêu cầu tương tự nhau và nhờ vậy, Nginx cũng có thể xử lý cùng lúc hàng ngàn yêu cầu khác nhau.
So sánh Nginx với Apache
Chúng ta đã biết NGINX là gì rồi, cả Nginx và Apache là 2 loại máy chủ web phổ biến nhất hiện nay, mỗi loại đều có các ưu - nhược điểm riêng. Dưới đây là một số điểm so sánh chính giữa 2 loại máy chủ này:
Nginx và Apache là 2 loại web server phổ biến nhất hiện nay, mỗi loại đều có các ưu - nhược điểm riêng
Điểm giống nhau giữa Nginx và Apache
Giữa Nginx và Apache giống nhau ở những điểm sau:
- Đều có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành của hệ thống UNIX.
- Có thể bảo mật tốt cho mã nguồn.
- Có diễn đàn Stack Overflow và hệ thống Mailing hỗ trợ.
- Thời gian chạy trong môi trường PHP của 2 server này khá giống nhau.
- 2 Server có hiệu năng trên nội dung động tương tự như nhau.
- Nginx kết nối với PHP có thể xử lý đồng thời giống như Apache ghép nối với các Module PHP-FPM.
- Đều có một cộng đồng dùng lớn
Điểm khác nhau giữa Nginx và Apache
Về các điểm khác nhau, tôi sẽ liệt kê ra dưới dạng bảng để bạn có thể nhìn dễ dàng so sánh hơn:
Tiêu chí |
Nginx |
Apache |
Hệ điều hành hỗ trợ |
Chạy trên một số Unix hiện đại. Đồng thời, nó cũng có hỗ trợ một số tính năng cho Windows, nhưng hiệu suất hoạt động không mạnh như Apache |
Chạy được trên tất cả các loại hệ thống Unix-like và hỗ trợ đầy đủ cho hệ điều hành Windows. |
Hỗ trợ người dùng |
Chạy trên tất cả những loại hệ thống Unix-like và hỗ trợ đầy đủ cho Windows. |
Thiếu sự hỗ trợ từ phía công ty Apache |
Nội dung tĩnh |
Có thể xử lý tới 1000 kết nối với nội dung tĩnh nhanh gấp 2,5 lần máy chủ Apache. Tốn ít bộ nhớ hơn. |
Xử lý được ít kết nối cùng lúc, tốc độ chậm hơn NGINX |
Khả năng tương thích |
Mới bắt đầu hỗ trợ Dynamic Module từ năm 2016 |
Đã được cung cấp Dynamic Module trước NGINX |
Có thể thấy, Nginx sẽ phù hợp với các website có lưu lượng truy cập cao, nhiều nội dung tĩnh, cần có hiệu suất tối ưu và thường được dùng làm reverse proxy hoặc load balancer. Còn Apache sẽ phù hợp với các ứng dụng yêu cầu cao về tính tùy biến và khả năng xử lý nội dung động, đặc biệt khi cần hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ và module khác nhau.
Trên đây HostingViet đã giải đáp cho bạn biết “NGINX là gì?” và một số các thông tin liên quan tới web server này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ về loại máy chủ này. Nếu còn gì thắc mắc, có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline (024) 66 567 555 để được chúng tôi giải đáp nhé.