HostingViet | Công ty Cổ phần Công nghệ số Thiên Quang

Các Loại Ổ Lưu Trữ Chất Lượng Cao SAS SSD, NVMe, SSD SATA

Kiến thức Hosting | 2023-11-24 11:37:04+07

>>Trước khi đọc bài viết này, Bạn nên đọc qua bài viết này trước: Ổ cứng là gì? Các loại ổ cứng phổ biến hiện nay

Trước khi quyết định mua Loại ổ lưu trữ nào, Bạn cần phải đánh giá nhu cầu sử dụng mà Bạn cần. 

=> Hệ thống sử dụng để lưu trữ hay cần truy xuất tốc độ cao?

=> Các File được đọc, ghi chủ yếu là File có kích thước lớn hay nhỏ?

=> Tốc độ đọc ghi Bạn cần là bao nhiêu?

=> IOPS là yếu tố RẤT quan trọng khi đánh giá sự hoạt động tốt của 1 ổ cứng.

=> Tần suất sử dụng là nhiều hay ít? (đọc ghi liên tục hay chỉ tập trung vào 1 thời điểm nhất định?)

=> Tổng dung lượng Bạn cần nhiều hay ít?

=> Giả sử nếu việc hỏng ổ cứng xảy ra thì thiệt hại như thế nào?

=> Bạn sẵn sàng chi trả thêm tiền cho hệ thống backup dự phòng?

=> Sâu hơn nữa Bạn cần biết cơ chế hoạt động của RAID, hay hệ thống Cloud sẽ đảm bảo an toàn dữ liệu của Bạn như thế nào? Bạn có thể tham khảo dịch vụ Cloud VPS tại HostingViet

 

Không lan man nữa, ngay bây giờ mình sẽ giới thiệu tổng quan về các loại ổ cứng thuộc hàng "Khủng long" hiện nay.

Ở đây mình sử dụng các tiêu chí Tốc độ đọc ghi (IO), tốc độ đọc ghi random (IOPS) và độ bền, ngoài ra còn thêm 1 tiêu chí nữa là khả năng mở rộng (số khe cắm mở rộng tối đa / 1 thiết bị) và giá cả.

Đầu tiên cần phải nhắc đến ổ SSD chuẩn SAS

SSD SAS là gì?

SSD SAS là loại ổ cứng SSD công nghệ mới nhất, khả năng đọc ghi tốt nhất hiện nay. Chuẩn SAS là chuẩn dành cho Server có độ bền và tốc độ cao hơn chuẩn SATA hàng chục lần, đã nói đến chuẩn SAS là dòng enterprise chuyên dụng, không phải loại ổ cá nhân, 1 thuật ngữ khác của enterprise là ổ dành cho DC (Datacenter). IO đạt từ 7-800MB/s đến vài GB/s. IOPS đạt từ 100k đến hàng triệu IOPS. Độ bền của SSD SAS thì không thể chê vào dâu được (tất cả chúng đều được bảo hành 5 năm). theo tính toán, rất nhiều ổ SSD SAS có độ bền lên tới vài chục năm.

- Khả năng mở rộng: Hầu hết các server và thiết bị lưu trữ đều hỗ trợ chuẩn SAS (và Sata) nên việc cắm thêm ổ là việc rất thuận tiện. 1 server thường có thể cắm được 4, 8, 10 thậm chí 24, 48 ổ với các server lưu trữ chuyên dụng.

- Về giá cả: Tất nhiên là cực đắt rồi. 1 ổ 800GB thường có giá trên 1.500$. Loại ổ 400GB cũng có giá khoảng 1.000$

Tuy giá thành có hơi đắt nhưng bù lại hiệu năng và độ bền sử dụng thì cũng đáng đồng tiền bát gạo đấy chứ. Chưa kể đến việc khấu hao cho số năm sử dụng thì theo mình đánh giá đầu tư ổ SSD SAS tối ưu hơn đối với mua dòng "Anh em" của SSD SAS là SSD SATA.

Với tốc độ đọc ghi của SSD SAS mang so sánh với RAM thì có thể nói là "Kẻ tám lạng người nửa cân"! Chưa kể cộng với RAID, CLOUD thì sức mạnh của SSD SAS còn được nhân lên gấp nhiều lần. SAS 6Gbps hay 12Gbps cũng là 1 tiêu chí để Bạn lựa chọn loại ổ mình sử dụng.

Ví dụ: Thông số 1 ổ SSD SAS HostingViet sử dụng cho dịch vụ Hosting và dịch vụ VPS chất lượng cao Tất cả đều là SSD SAS loại 12Gbps

Dòng seagate Nytro 3730 SSD

Dell Micron S600DC Series

Ultrastar SSD1600MM SAS SSD (HGST)

Sandisk Optimus Ultra

IOPS của ổ HDD SAS khoảng 200, nếu so với ổ SSD SAS thì IOPS của SSD SAS gấp từ vài trăm đến vài nghìn lần. Còn với ổ HDD SATA thì SSD SAS nhanh gấp vài ngàn đến vài chục ngàn lần

NVMe Là gì?

NVMe là chữ viết tắt của Non-Volatile Memory Express. Nó như 1 dạng khác của SSD, cùng sử dụng chip nhớ và có tốc độ đọc ghi lớn. NVMe có hiệu năng cao dành cho các ổ cứng SSD có giao tiếp PCIe, cho phép cắm-và-chạy các SSD PCIe trên tất cả các nền tảng. 

PCI-E: Gồm ba loại là Gen 2 X4, Gen 2 X8 và Gen 3 X4. X4 có băng thông tương đương khoảng 2000MB/s và Gen 2 X8 là khoảng 4000MB/s. Còn Gen 3 x4 có tốc đọ ngang Gen 2 X8. Ngoài ra ta còn có các Card PCI-E để gắn nhiều SSD chuẩn M2 có chuẩn giao tiếp tối đa đến Gen 3 X16 tương đương 16.000MB/s.

Ưu điểm của NVMe:

- Độ trễ thấp: Khi một bộ điều khiển AHCI thực thi một lệnh, một lệnh đọc không lưu tạm thời (uncacheable) trên thanh ghi bộ nhớ sẽ dùng mất 2000 vòng xử lý của CPU và có 4 lệnh đọc không thể lưu vào bộ nhớ đệm trên mỗi lệnh. Việc này đồng nghĩa với 8000 vòng xử lý của CPU, hoặc khoảng 2,5 millisecond độ trễ mỗi lệnh. NVMe, mặt khác, sẽ không bị chậm như vậy vì nó trực tiếp liên lạc với CPU, do đó, bỏ qua tất cả các quá trình giao tiếp gây chậm trễ.

- Hiệu năng cao: Độ trễ thấp không phải là lợi thế duy nhất NVMe mang lại, vì giao tiếp này còn cung cấp chỉ số xuất nhập trên giây IOPS (Input/Output Operations Per Second) cao. NVMe có khả năng hỗ trợ lên đến 64K hàng đợi (I/O queue) xử lý các lệnh xuất nhập, với mỗi hàng đợi I/O hỗ trợ lên đến 64K lệnh, tận dụng đầy đủ khả năng đọc và ghi dữ liệu song song của công nghệ chip nhớ Flash NAND. AHCI trên mặt khác, hỗ trợ chỉ duy nhất một hàng đợi I/O với tối đa 32 lệnh một hàng đợi, dẫn đến mức hiệu suất thấp hơn nhiều so với NVMe.

Nếu chọn VNMe thì bạn cần cân nhắc đến khả năng mở rộng, Vì các thiết bị hỗ trợ số khe cắm mở rộng chưa có nhiều và hạn chế hơn SAS trên mỗi thiết bị. Thường là 1-2-4 cổng mở rộng.
Hoặc Bạn có thể mua Dòng ALL FLASH NVMe SYSTEMS - có khả năng mở rộng cao. Nhưng dòng này không phổ biến cho lắm.

Giá của VNMe chuyên dụng cho Server có giá RẤT đắt, khoảng 1500$ cho loại 400GB, 2500-300$ cho loại 960GB. Với dịch vụ Hosting và VPS chất lượng cao, HostingViet sử dụng 100% NVMe

SSD chuẩn SATA

Loại này có rất nhiều loại và đang khá phổ biến. Một ma trận các loại ổ với các thông số khác nhau. Bạn cần chú ý thật kỹ các thông số trước khi quyết định mua.

* Đừng mua nhầm dòng ổ cá nhân.
* Chuẩn giao tiếp là SATA (SATA I, SATA II, SATA III, hay mSATA)

IO, IOPS cũng khá cao. tốc độ đọc ghi trung bình đạt trên 500MB/s. IOPS cũng giao động từ 30k-100k

Nếu ngân sách của Bạn hạn chế thì có thể lựa chọn dòng SSD Enterprise chuẩn SATA. Giá của nó giao động từ 4-500$ trở lên cho ổ 400GB. Độ bền tất nhiên không thể bằng SSD SAS. Thường chỉ bằng 1/5 - 1/10 thậm chí chỉ bằng 1/50 ổ SSD SAS.

Xin lưu ý là ở bài viết này mình không đề cập đến dòng giá rẻ dành cho cá nhân (laptop), loại này giá rẻ hơn nhiều nhưng độ bền thì cực thấp, không sử dụng được cho server.

Nhược điểm của SSD nói chung so với HDD đó là nó không hề báo trước thời điểm sắp "die". Vì vậy Bạn hãy có kế hoạch thật tốt cho tình huống xấu nhất này, hoặc có các biện pháp, công nghệ giảm thiểu rủi ro như raid, cloud, backup. Đối với HDD thì Bạn thấy nó "chậm" bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của việc ổ đang gặp sự cố.

Lời kết:

Nếu bạn đang tìm hiểu và xây dựng 1 hệ thống Server tính toán / lưu trữ chuyên nghiệp thì cần đánh giá 1 cách toàn diện và đầy đủ nhất. Đánh giá rất nhiều tiêu chí từ nhu cầu sử dụng, chi phí, vận hành cũng như đánh giá rủi ro khi hệ thống vận hành. Hãy tính toán và nghiên cứu thật kỹ trước khi buil hệ thống nhé!

Hãy liên hệ với HostingViet nếu Bạn cần tư vấn hay hỗ trợ về các dịch vụ Lưu trữ, Server, xây dựng hệ thống Cloud OpenStack:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SỐ THIÊN QUANG (HostingViet.vn)

- Hotline (Mr.Văn): 0356-95-86-88
- Email: trungvan@hostingviet.vn
- Website: www.hostingviet.vn


Bài viết khác