SWAP (RAM ảo) là gì?
Swap là RAM (bộ nhớ đệm) được lấy đổi từ ổ cứng. Nó được sử dụng khi RAM vật lý đã được sử dụng hết (hoặc hỗ trợ sử dụng song song) nhằm tăng dung lượng bộ nhớ đệm. Việc cài đặt SWAP trên Linux sẽ làm tăng độ an toàn của máy chủ vật lý (hoặc VPS)
Cài đặt swap có tốn tài nguyên?
Đương nhiên Khi cài đặt Swap thì dung lượng tương ứng sẽ bị trừ đi ở ổ cứng. Cụ thể, nếu dung lượng lưu trữ thực tế là 50GB, mà bạn cài đặt Swap là 5GB thì dung lượng lưu trữ sẽ còn 45GB. Đối với dịch vụ VPS giá rẻ thì dung lượng ổ cứng khá ít. Bạn cần cân đôi dung lượng đĩa cứng.
Swap được sử dụng khi hệ thống (server) của bạn quyết định rằng nó cần thêm bộ nhớ RAM cho quá trình hoạt động và bộ nhớ RAM (thật) không còn dư để sử dụng. Nếu điều đó xảy ra, các tài nguyên và dữ liệu tạm thời không hoạt động trên bộ nhớ RAM sẽ được di chuyển để lưu trữ vào không gian Swap để giải phóng bộ nhớ RAM và sử dụng cho việc khác.
Lưu ý rằng thời gian truy cập vào vùng Swap là chậm hơn rất nhiều so với Ram vật lý (ram thật), do đó bạn không nên coi việc sử dụng Swap là một phương pháp thay thế hoàn hảo cho bộ nhớ vật lý (RAM). Swap có thể là một phân vùng dành riêng cho Swap (khuyến nghị), một tập tin Swap hoặc một sự kết hợp của phân vùng và tập tin Swap.
Chỉ cần Quý Khách đăng ký VPS hoặc Thuê Server tại HostingViet, sẽ được miễn phí quản trị Server
Với dịch vụ này, Quý Khách có thể yên tâm ngủ ngon, Server đã có HostingViet thức và quản lý 24/24 giúp quý khách :D!
Dưới đây là danh sách các công việc quản trị Server thường gặp:
- Cài đặt tối ưu VPS
- Cấu hình network
- Cập nhập bản vá lỗi
- Cấu hình bảo mật cho VPS/Server
- Cài đặt các phần mềm và dịch vụ khác theo yêu cầu
- Chuyển dữ liệu về VPS... (đọc thêm)
Khi nào cần sử dụng Swap
Cũng có thể nói rằng sử dụng Swap là lấy ổ cứng làm RAM, tuy nó là chậm nhưng nó vẫn tốt hơn là không sử dụng nếu máy tính không có đủ lượng RAM, đặc biệt là trên Linux có một số lỗi nguy hiểm phát sinh khi RAM bị hết, nếu ko có Swap thì máy chủ có thể gặp nguy cấp trong vấn đề bảo mật. Vì vậy bạn nên luôn luôn sử dụng Swap cho Linux.
Tránh các trường hợp không lường trước – Trong một số trường hợp, bạn không dự tính được bộ nhớ dành cho các chương trình mà bạn chuẩn bị thử nghiệm, hoặc một chương trình bất kỳ nào đó nổi điên lên, hoặc bất cứ điều gì đó bất thường. Trong trường hợp này, Swap sẽ được sử dụng để hệ thống có thể được duy trì để tiếp tục chạy (mặc dù nó là chậm) thay vì hệ thống đột ngột dừng lại vì thiếu bộ nhớ.
Kích thước Swap là bao nhiêu là đủ?
Theo kinh nghiệm sử dụng Bạn cài đặt Swap bằng 1/2 thông số Ram thật là đủ. Xin nhắc lại "Swap là con dao 2 lưỡi". Tốc độ xử lý của Swap chậm hơn Ram thật rất nhiều. Swap được sử dụng khi mà ram thật có dấu hiệu sắp hết.
Nếu VPS / Server của Bạn sử dụng SWAP quá nhiều có nghĩa là Server đã tới hạn, Bạn nên nâng cấp Ram.
Nâng cấp CPU cũng là 1 cách để lượng "Process" được giải phóng.
Tốc độ đọc ghi của ổ cứng cũng là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến việc giảm hiệu năng, tốn tài nguyên Ram.
>>Đọc thêm: Cách kiểm tra hiệu năng Server
Loại ổ cứng nào sử dụng Swap hiệu quả
Ram là bộ nhớ đệm cần xử lý khối lượng công việc rất lớn ở tốc độ cao. Vì vậy nếu ổ cứng có tốc độ đọc ghi chậm thì không sử dụng làm Ram Swap được hoặc tốc độ cực chậm. Một số trường hợp còn không có tác dụng, và làm máy chậm hơn vì Swap không xử lý được gây nghẽn việc đang xử lý. Rất nhiều đơn vị dùng 1 ổ SSD riêng hoặc 1 phần dung lượng của SSD để làm Swap, đây cũng là phương thức tối ưu tốc độ swap hơn so với lấy từ HDD truyền thống.
Swap rất quan trọng, nó là 1 phần "backup" của Ram, nhưng cũng là con dao 2 lưỡi gây treo Server khi tốc độ truy xuất dữ liệu chậm (KHÔNG nên sử dụng HDD làm Swap). Nếu hệ điều hành bắt buộc sử dụng swap mà Bạn lại sử dụng ổ HDD thì sao? => hãy cài swap mức thấp nhất có thể để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định.
>>Tham khảo: Các loại ổ cứng chất lượng cao dành cho Server
Như vậy Hosting Việt đã giới thiệu đến các bạn một cách tổng quan về Ram Swap Là Gì? Ram Ảo Là Gì? Ram Swap Có Tác Dụng Gì? Để giúp các bạn có được thêm những thông tin hữu ích phục vụ vào công việc của mình. Hi vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần giúp tăng trải nghiệm lướt web. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy comment ngay bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ nhé!